Hiển thị các bài đăng có nhãn Burn in. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Burn in. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Hướng dẫn burn in tai nghe bằng phần mềm

Ở phần trước, songlong media đã hướng dẫn cách burn in tai nghe bằng các file âm thanh. Cách này có ưu điểm:

+ Dễ thực hiện.
+ Có thể nghe nhạc luôn mà không phải chờ đợi nhiều giờ như các phương pháp burn-in khác.
+ Không phải kết nối tai nghe với thiết bị phát nhạc liên tục trong nhiều giờ liền.
+ Có thể burn in ở mọi lúc, mọi nơi
+ Dùng bất cứ thiết bị phát âm thanh nào
Tuy vậy cách này cũng khá tốn thời gian.

Hôm nay songlong media tiếp tục hướng dẫn burn in tai nghe bằng phương pháp khác đó là sử dụng phần mềm.

 Chuẩn bị máy tính và phần mềm Burninwave Generator << Click để tải về
burn in wave generator


- Cắm tai nghe vào giắc 3.5mm trên sound card và chạy phần mềm burn-in trên máy tính.
- Bấm vào Generator và chọn một trong số các âm thanh sau: White noise, pink noise, pure test tone và frequency sweep. Bạn nên chọn Pink noise để đạt hiệu quả cao nhất và thời gian burn-in ngắn.
- Tick vào ô Enable rest period và thời gian phát nhạc cứ mỗi 120 phút lại nghỉ 30 phút (mặc định của phần mềm).
- Đeo tai nghe vào và bấm nút Play, khi đó bạn sẽ nghe thấy âm thanh xì xì phát ra giống như đang xem TV bị mất tín hiệu. Bạn kéo thanh trượt Volume ratio lớn dần tới khi nào có cảm giác âm thanh phát ra đủ nghe mà không cần phải cố gắng chịu đựng gì hơn (không quá lớn cũng không quá nhỏ). Sau đó bạn nhấc tai nghe ra khỏi tai và đặt tai nghe vào túi đựng hoặc hộp rồi để cho tai nghe được burn liên tục.
- Sau khoảng tầm 100 giờ burn-in liên tục (không tính thời gian nghỉ) bạn tiếp tục tăng dần âm lượng lên một chút xíu (tai của bạn sẽ có cảm giác phải chịu đựng âm thanh hơi lớn một chút so với bình thường) và burn-in trong khoảng 70 giờ tiếp theo ở mức âm lượng này.
- Sau khi đạt 70 giờ burn-in bạn tiếp tục tăng âm lượng lên một chút nữa đến khi nào tai có cảm giác phải gắng chịu đựng hơn nữa và burn-in tiếp trong khoảng 30 giờ là quá trình burn-in kết thúc.
- Như vậy sau tổng cộng khoảng 200 giờ burn-in liên tục ở ba mức âm lượng khác nhau, tai nghe của bạn gần như đã đạt tới độ "chín" và thể hiện được đúng bản chất âm thanh vốn có.
Lưu ý: Burn-in bằng phần mềm liên tục 200 giờ khá mất thời gian, bạn có thể burn-in hàng ngày khi làm việc tại công sở hoặc ở nhà. Trong trường hợp burn-in phát ra âm thanh xì xì có thể ảnh hưởng tới người bên cạnh, bạn nên đặt tai nghe vào hộp hoặc túi đựng để giảm thiểu ồn ào.
Ưu điểm:
+ Quá trình burn-in và nghỉ được tự động bởi phần mềm nên tránh được khả năng người sử dụng quên thao tác.
+ Không cần phải có các file âm thanh chuyên dụng.
Nhược điểm:
- Thời gian burn-in bằng phần mềm tương đối lâu.
- Quá trình burn-in phải kết nối tai nghe với máy tính nên không phù hợp khi cần di chuyển.

Burn in là gì ? Tại sao phải burn in tai nghe

Sau một thời gian dài tiết kiệm, bạn đã mua được một chiếc tai nghe xịn với giá vài trăm đô nhưng thật đáng tiếc, khi về nhà nghe thì chất lượng của nó quá tệ so với khi nghe thử ở cửa hàng. Liệu có phải nhân viên bán hàng đã đưa hàng giả cho bạn hay không? 

tai nghe, burn in tai nghe

Có thể, nhưng hầu hết các trường hợp đó là do chúng ta chưa burn in tai nghe, giúp nó đạt trạng thái tối ưu nhất. Đã có nhiều bài viết hướng dẫn burn in tai nghe bằng phần mềm nhưng lần này, mình sẽ giúp các bạn burn in nhanh và dễ dàng nhất trên bất cứ thiết bị nào, từ máy tính, điện thoại cho đến tablet. Nếu bạn muốn thực hiện một cách nhanh nhất, down toàn bộ file trong link cuối bài viết, chép vào điện thoại và cho nó chạy tuần tự là xong, chẳng cần phải đọc phần còn lại bài này.

Để cho dễ hiểu, bạn có thể hình dung việc burn in tai nghe giống như chạy rốt-đa xe máy vậy. Xe máy lấy về thường phải chạy khoảng hơn 1000km mà không rú ga, không vặn hết tốc độ mới đạt đến trạng thái tiết kiệm xăng và mạnh mẽ nhất của nó. Với tai nghe, rốt-đa sẽ khổ hơn rất nhiều và cũng tốn nhiều thời gian hơn. Tùy vào từng loại tai nghe mà nó yêu cầu thời gian burn-in càng cao. Không chỉ những tai nghe lớn mà cả những tai nghe in ear nhỏ cũng đòi hỏi burn in đúng cách và đủ thời gian. Một số dòng đời in ear như IE800 của Sennheiser có thể yêu cầu bạn chạy hơn 800 tiếng đồng hồ trước khi thể hiện đúng phẩm chất. Những tai nghe sử dụng driver dynamic thì đòi hỏi burn in lâu hơn armature.

Vậy burn in là gì? Khi bạn mới mua tai nghe về thì các màng loa còn khá cứng, nó không thể hiện hết chất lượng của tai nghe đó như thiết kế. Việc burn in thực chất cũng giống như luyện tập, nó làm màng loa mềm hơn, dao động tốt hơn, phản hồi tốt hơn với các file âm thanh. Trong thời gian đầu này, màng loa cũng rất yếu, nếu bạn mở âm lượng lớn thì chúng sẽ dễ bị tổn thương và có thể hỏng. Do vậy, đừng bao giờ mở âm lượng lớn trong khoảng 100 tiếng nghe đầu tiên, chỉ nên để khoảng 30% và tăng lên từ từ trong những lần nghe tiếp theo.

Burn in thực chất cũng chỉ là nghe nhạc làm cho màng loa mềm hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để chờ tai nghe thể hiện đúng chất lượng của nó nên họ phải dùng burn in để rút ngắn quá trình này. Do vậy, có 2 trường phát burn in khác nhau, trường phái 1 sử dụng các bài hát phát liên tục trong khi trường phái 2 lại sử dụng các file âm thanh như white noise, pink noise....

Thật sự mà nói, sẽ rất khó để biết trường phái nào là đúng mà bạn chỉ có thể chọn theo cảm giác của mình. Lý lẽ của giải pháp bật nhạc cho rằng việc sử dụng các file noise sẽ làm tổn thương màng loa nhưng những ai chọn cách 2 thì cho rằng phương pháp của họ hoàn toàn không gây hại, cho thời gian burn ngắn hơn và giúp tai hoàn thiện tốt hơn vì các file âm thanh bao trùm đủ mọi dải tần.

Nếu bạn chọn cách 1, có thể sử dụng chính loại nhạc mình hay nghe để burn in. Dùng phương pháp này bạn hãy để bài hát ở chế độ ngẫu nhiên (shuffle) và nhớ cho tai nghe nghỉ sau mỗi khoảng 3-4 tiếng sử dụng liên tục. Như đã nói, màng tai nghe mới rất yếu và đừng bao giờ đẩy nó lên giới hạn khó khăn như vậy.

Cách thứ 2 là cách mình giới thiệu, ta sẽ sử dụng các file âm thanh từ burninwave chạy liên tục với một quãng nghỉ giữa các lần chạy. Ngay cả khi sử dụng cách nào, bạn cũng chẳng thể biết chạy như thế nào là tối ưu, file nào nên chạy, chạy trong thời gian bao lâu..... vì không có ai quy chuẩn cả, chúng ta cũng chỉ dựa trên cảm giác và suy nghĩ của mỗi người.

Trong file đính kèm ở cuối bài viết, mình đã đặt tên những file âm thanh cần chạy theo thứ tự 1,2,3,4... Bạn chỉ việc kéo chúng vào playlist và đặt chế độ lặp lại liên tục toàn bộ playlist đó. Ta cũng nên thêm những khoảng thời gian trống vào giữa các file để tai nghe nghỉ ngơi. Bạn có thể cho nó nghỉ 1 phút, 5 phút hay 1 tiếng tùy theo sở thích.

Để biết ta nên chọn file nào và loại bỏ file nào, bạn hãy vào trang web của nhà sản xuất để tìm hiểu thông số frequency response. Hầu hết các tai nghe thông thường chỉ nằm trong khoảng 18 Hz- 20 kHz trong khi file có những file chạy từ 10-30 kHz, quá tầm tai nghe thông thường vừa ở khoảng dưới và ở trên, do vậy mà bạn không cần thiết phải chạy những file thế này trừ khi sở hữu tai nghe xịn có tần số đáp ứng từ 5 Hz tới 50 kHz như BayerDynamic Tesla T1.


thông số kỹ thuật
Trong ví dụ của mình, mình lần lượt chạy mỗi file âm thanh và có một khoảng thời gian nghỉ 1 phút giữa các file. Các file pink noise và drum được cho là sẽ tăng tốc burn in nên mình sẽ cho nó chạy 2 lần trong 1 playlist. Sau khi nghe xong toàn bộ thì cho tai nghe nghỉ 15 phút rồi lại tiếp tục phát từ đầu bằng cách đặt chế độ repeat.


file burn in tai nghe
Link tải về: Burn in tai nghe (lưu ý phần trăm pin khi chơi nhạc và mở âm lượng vừa phải)

Phần 2: Burn in bằng phần mềm